Nhựa PP là gì? Có hại không? Được ứng dụng như thế nào?

Nhựa PP là một chất liệu được ứng dụng để sản xuất rất nhiều sản phẩm như đồ chơi trẻ em, đồ nhựa gia dụng, thiết bị ngoài trời, túi nilong,… Vậy nhựa PP là gì? Có độc không? Loại nhựa PP được ứng dụng như thế nào trong đời sống hiện đại? Có những ưu điểm gì mà lại được sử dụng rộng rãi và phổ biến đến vậy? Cùng CADIPO tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Nhựa PP là gì?

Nhựa PP (viết tắt của PolyPropylene) là một dạng nhựa nhiệt dẻo cứng, dai, kết tinh được, có độ bền cơ học cao sản xuất từ monome propene (hoặc propylene) có độ bền cơ học cao. Nhìn bên ngoài, nhựa PP có màu trắng trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không độc. Tuy nhiên, loại nhựa này có thể được pha trộn thêm các hạt tạo màu để tạo ra nhựa thành phẩm với nhiều màu sắc bắt mắt hơn.

nhua pp la gi
Nhựa PP là gì?

Do nhựa PP được tổng hợp rất dễ dàng từ các vật liệu giá rẻ và an toàn nên loại nhựa này được sử dụng rất rộng rãi trong mọi ngành nghề, quốc gia để sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Nhựa Polypropylene là loại nhựa hàng hóa được sản xuất rộng rãi thứ hai (chỉ sau polyethylene) và nó thường được sử dụng trong ngày công nghiệp bao bì và in ấn.

hat nhua pp
Hạt nhựa PP nguyên bản màu trắng đục

Nhựa PP có thể tái chế được tuy nhiên ngày nay chỉ có 1% lượng PP sản xuất ra được tái chế. Nguyên nhân là do chi phí tái chế nhựa PP khá cao và ứng dụng của chúng thường là các vật dụng nhỏ và kết hợp với các vật liệu khác như nắp chai, bàn chải đánh răng, dao cạo râu nên rất khó khăn trong quá trình thu gom và phân loại.

tai che san pham nhua pp
Nhựa PP có thể tái chế được

Đặc tính của nhựa PP

Nhựa PP có rất nhiều đặc tính tuyệt vời mà không có chất liệu nào có thể thay thế được. Đó là lí do mặc dù công nghệ vật liệu ngày nay rất phát triển nhưng những sản phẩm làm bằng nhựa PP vẫn rất phổ biến. Dưới đây là những đặc tính quan trọng của nhựa PP:

  • Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi, dây đai nhựa. Mặc dù vậy nhưng những sản phẩm làm bằng nhựa PP thường bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.
  • Có đặc tính trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ, tính bám dính kém, có khả năng gia công bằng các phương pháp thường dùng cho chất dẻo
  • Nhựa PP không màu, không mùi, không vị, không độc.
  • Có tính bền nhiệt rất cao, với giới hạn nhiệt trong khoảng 130-170 độ C.
  • Nhiệt độ nóng chảy cao (160oC-180oC) khi qua giới hạn nhiệt này, nhựa PP sẽ bị nóng chảy, có mùi như mủ cao su, ngọn lửa khi cháy có màu xanh và tạo thành dòng chảy dẻo.
  • Có tính chất chống thấm hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
  • Có modun đàn hồi 1.5–2 GPa.
  • Hệ số co rút: 1-3%
  • PP có độ kết tinh khoảng 70%, không màu, bán trong.
  • Có tính kháng nhiệt tốt hơn PE đồng thời cũng có tính chất cách điện và kháng hóa chất tốt.
dac tinh nhua pp
Các đặc tính của nhựa PP (Polypropylene)

Ưu nhược điểm của nhựa PP

Chất liệu nhựa Polypropylene có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời nên được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó loại vật liệu này cũng có một số nhược điểm nhất định.

Ưu điểm

  • Có sẵn, dễ tổng hợp và tương đối rẻ.
  • Có độ bền uốn cao do bản chất bán tinh thể của nó, có bề mặt tương đối trơn.
  • Có khả năng hút ẩm rất tốt.
  • Có khả năng chống thấm nước, thấm khí (nhiều loại khí).
  • Polypropylene có khả năng kháng hóa chất tốt trên nhiều loại bazơ và axit.
  • Nhiệt độ nóng chảy khá cao.
  • Chịu lực va đập tốt.
  • Polypropylene là chất cách điện tốt.
uu nhuoc diem cua nhua pp
Ưu nhược điểm của nhựa PP

Nhược điểm

  • PP có hệ số giãn nở nhiệt cao do đó nên hạn chế trong các ứng dụng ở nhiệt độ cao.
  • Dễ bị thay đổi tính chất bởi tia cực tím.
  • Có khả năng kháng dung môi Clo và chất thơm kém.
  • Khó sơn vì nó có tính chất liên kết kém (tuy nhiên có thể in ấn tốt).
  • Polypropylene rất dễ cháy.
  • Polypropylene dễ bị oxy hóa (ố màu).

Nhựa PP có hại không?

Những sản phẩm được làm từ nhựa thường mang lại cảm giác không yên tâm cho người sử dụng. Rất nhiều người tiêu dùng các sản phẩm từ nhựa PP luôn lo lắng rằng liệu chúng có gây hại hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không.

nhua pp co an toan khong
Nhựa PP sản xuất đồ dùng y tế

Ở trạng thái bình thường thì nhựa PP hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên nếu sử dụng sản phẩm làm từ nhựa PP trong môi trường nhiệt độ cao (trên 170 độ C) thì có thể làm nóng chảy, biến chất nhựa PP nên có thể gây ra những tác hại xấu. Chính vì vậy lời khuyên là không nên sử dụng những sản phẩm nhựa PP trong điều kiện môi trường có nhiệt độ quá cao.

Nhựa PP được ứng dụng như thế nào?

Do có nhiều đặc tính, ưu điểm rất tuyệt vời nên nhựa PP được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống hiện đại. Dưới đây là những ứng dụng phổ biến nhất của nhựa PP:

  • Dùng làm bao bì 1 hoặc nhiều lớp, màng chống thấm nước, thẩm khí nhờ đặc tính chống thấm khí, hơi nước.
  • Ứng dụng làm bao bì trong ngành thực phẩm (nhờ đặc tính dễ in ấn, tạo độ bóng, dễ xé rách để mở bao bì).
  • Có thể tạo hình thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.
  • Dùng làm các vật liệu trong ngành giáo dục như thước kẻ, bút bi hay bìa đựng hồ sơ, sách vở…
  • Ứng dụng trong ngành nội thất như làm ván nhựa , sàn nhựa…
  • Có thể sản xuất thành các sợi đai nhựa PP được sử dụng phổ biến bởi các loại máy đóng đai, dây rút, dây thít để buộc.
  • Sản xuất rất nhiều sản phẩm như chai đựng nước, bình sữa cho bé, hộp bảo quản thực phẩm, đồ chơi trẻ em, đồ dùng y tế… bởi chất liệu nhựa vô cùng an toàn.

Lời kết: Trên đây CADIPO đã giới thiệu chi tiết về chất liệu nhựa PP. Những đặc tính, ưu nhược điểm và ứng dụng phổ biến nhất của nhựa PP. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hiểu hơn về loại chất liệu nhựa tuyệt vời này.

Xem thêm: Carton là gì? Tại sao Thùng Carton được sử dụng phổ biến?

5/5 - (2 bình chọn)

4 những suy nghĩ trên “Nhựa PP là gì? Có hại không? Được ứng dụng như thế nào?

  1. Pingback: Nhựa PET là gì? Có độc không? Được ứng dụng như thế nào?

  2. Pingback: Nhựa PE là gì? Có những loại nào? Được ứng dụng thế nào?

  3. Pingback: Các Loại Nhựa Phổ Biến và Cách Phân Biệt bằng các Ký Hiệu

  4. Pingback: Máy Đóng Đai Nhựa là gì? Nên chọn mua loại nào tốt?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận báo giá: Zalo 0986.048.291
Tư vấn qua Zalo
Gọi ngay