4 Công Nghệ In Thùng Carton Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Đóng gói hàng hóa chỉnh chu với những chiếc thùng carton in thông tin sản phẩm, thương hiệu sẽ giúp lan tỏa thương hiệu một cách chuyên nghiệp nhất. Vậy làm sao để in được lên các loại thùng carton một cách đẹp mắt với chi phí hợp lý nhất? Cùng Cadipo Packaging tìm hiểu chi tiết về các công nghệ in thùng carton nổi bật, phổ biến nhất hiện nay nhé.

1. Công nghệ in offset

In offset là công nghệ in sử dụng lực ép các tấm offset (các tấm cao su dùng trong in ấn) lên các hình ảnh dính mực. Sau đó các tấm offet tiếp tục được ép lên bề mặt giấy và in hình ảnh lên đấy. Kỹ thuật in ấn offset sẽ giúp cho bạn có được những bản in với chất lượng thành phẩm rất tốt bởi vì giấy sẽ không bị dính nước theo mực in khi sử dụng in thạch bản.

cong nghe in offset
Công nghệ in offset
In off set hoạt động thế nào?

Ưu điểm của công nghệ in offset

  • Cho chất lượng hình ảnh cao và rõ nét hơn, màu sắc thành phẩm rất đẹp và hầu như không bị lem mờ trong quá trình in ấn.
  • Việc chế tạo các bản in offset khá dễ dàng.
  • In offset có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau.
  • In được cả trên các bề mặt phẳng và sần sùi.
  • Tuổi thọ của bản in rất.

Nhược điểm của công nghệ in offset

  • Thời gian chuẩn bị để in khá lâu (do phải làm khuôn in), nếu bạn muốn in với số lượng nhỏ và lấy liền thì không nên chọn kỹ thuật in này.
  • Bản thiết kế cần phải được kiểm tra kỹ trước khi in, do các đơn hàng thực hiện in offset thường in với số lượng rất nhiều, nếu có sai sót thì sẽ gây lãng phí rất lớn và chậm trễ thời gian hoàn thành.
  • Chi phí làm khuôn in cũng tương đối cao so với phương pháp in khác, nên nếu in ít thì nên chọn in kỹ thuật số.

2. Công nghệ in flexo

In flexo (tên gọi đầy đủ là Flexography) là kỹ thuật in sử dụng bản in nổi để in trực tiếp. Đây có thể xem là một phiên bản hiện đại hơn của công nghệ in dập chữ. Kỹ thuật flexo có thể in trên mọi bề mặt như nhựa, màng kim loại, giấy màng bóng kính hay các loại giấy. Kỹ thuật in flexo đa phần được sử dụng để in các loại tem nhãn, bao bì, túi giấy và các thùng carton, đặc biệt là in decal dạng cuộn thì hầu như là sử dụng cách in flexo.

cong nghe in flexo
Công nghệ in flexo

Trong quy trình in flexo thì đầu tiên sẽ cần tạo ra bản in nổi bằng nhựa photopolymer (có thể thực hiện bằng phương pháp kỹ thuật số hoặc analog). Mực sẽ được cấp cho khuôn thông qua trục anilox (Trục anilox được chế tạo từ kim loại với hàng ngàn lỗ nhỏ trên bề mặt) được nhúng 1 phần vào khay đựng mực, các hạt mực được chứa trong các lỗ của trục anilox, để tiết kiệm mực in thì bên gia công thường sử dụng một thanh gạt mực để bỏ bớt phần mực dư thừa, trục anilox tiếp xúc với khuôn in và chuyển mực sang khuôn. Bước cuối cùng là khuôn in ép lên bề mặt cần in để tạo hình ảnh.

Quy trình in flexo

Ưu điểm của công nghệ in flexo

  • Khi in bằng kỹ thuật flexo thì mực in rất nhanh khô, giúp tốc độ in nhanh, công suất cao hơn. Mực nhanh khô cũng là ưu điểm lớn nhất của in flexo, giúp thực hiện in cuộn liên tục với công suất được gia tăng đáng kể.
  • Có thể in được trên nhiều bề mặt và vật liệu.
  • Cho phép in cả 2 mặt, bề mặt được đặt theo chiều ngang.
  • Chi phí in phải chăng, có thể thực hiện in số lượng nhiều để tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm của công nghệ in flexo

  • Có thể xuất hiện nhiều điểm ảnh, làm nhòe do áp lực giữa các trục lô.
  • Mực có thể bị lem qua các cạnh bên do dư mực từ trục anilox sang khuôn in (vì vậy cần có thanh gạt để hạn chế tối đa tình trạng này)
  • Xuất hiện mực in bị đốm hoặc có đường kẻ do trục mực cung cấp không đều hoặc mực bị khô.
  • Mực có thể bị tràn hoặc nét in to hơn thiết kế do thừa mực từ khuôn in.
  • Mực in bám dính kém, một số bề mặt có thể không phù hợp với kỹ thuật in này.
  • Thời gian để tạo ra bản in khá lâu nên khi bạn in số lượng lớn mới nên chọn kỹ thuật này.

3. Công nghệ in lụa

Công nghệ in lụa là một kỹ thuật in ấn có sử dụng khuôn in. Khuôn này dùng để định vị hình in sau đó sẽ có thanh gạt để tán đều mực in lên bề mặt thông qua tấm lưới in.

cong nghe in lua
Công nghệ in lụa

Sở dĩ có tên gọi là in lụa chính là ban đầu khi mới áp dụng kỹ thuật in này, những người thợ chuyên nghiệp họ sử tơ lụa để ngăn cách giữa mực in và vật liệu cần in. Những năm sau người ta dần thay thế bằng các chất liệu khác như vải sợi, vải bông, lưới kim loại,… Thế nhưng tên gọi in lụa vẫn giữ lại cho kỹ thuật in ấn này.

Công nghệ in lụa

Ưu điểm của công nghệ in lụa

  • Chi phí in ấn thấp do không cần đầu tư quá nhiều máy móc hiện đại để phục vụ quá trình in ấn.
  • Có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau như: Vải, giấy, nhựa, thủy tinh, gốm sứ, cao su,….
  • Chất lượng hình ảnh in sắc nét.
  • Có thể in nhiều màu sắc theo ý muốn của mình.

Nhược điểm của công nghệ in lụa

  • Mỗi màu in, hình in sẽ sử dụng 1 khuôn khác nhau nên rất tốn thời gian, hơn nữa nếu in số lượng ít sẽ tốn khá nhiều chi phí nếu như in nhiều màu. 
  • Dễ bị đứt gãy hình in trong quá trình thực hiện hoặc sau khi in,  nếu như sử dụng mực in không tốt.
  • Mực bám khá chặt lên vật liệu nên khó giặt tẩy. Do đó, khi thực hiện đòi hỏi phải cẩn thận để tránh mực bị lem ra bên ngoài.
  • Mỗi lần in sẽ cần phải có bảng phim in lụa nên cần có file vector, file thiết kế. Còn những file ảnh sẽ không sử dụng được, đòi hỏi thợ phải thiết kế sang 2 loại file trên. Do đó mất khá nhiều thời gian thực thi.
  • In lụa rất khó in được những hình biến sắc hay màu cham. Do đó mà hầu hết ấn phẩm của in lụa đều là màu in sơn sắc.
  • In lụa thường mất nhiều thời gian, công đoạn hơn nên không thể lấy liền như in kỹ thuật số. Hơn nữa chỉ phù hợp với những đơn hàng số lượng ít, vừa phải.

4. Công nghệ in ống đồng

In ống đồng là kỹ thuật in ấn hiện đại nhất trên thị trường bao bì hiện nay. Tên tiếng Anh của kỹ thuật in trục ống đồng là Gravure printing. Kỹ thuật này gọi là in lõm và sử dụng một trục in được mạ đồng dày khoảng 100 microns, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in, phần tử không in nằm trên bề mặt trục in và hầu hết in ống đồng được in chủ yếu ở dạng cuộn. Hiện nay, công nghệ in trục ống đồng được áp dụng với những đơn hàng lớn từ 200kg trở lên và có giá thành rất rẻ. Do đó, nhiều doanh nghiệp, siêu thị lớn lựa chọn công nghệ in ống đồng nhằm cho lợi nhuận cao hơn.

cong nghe in ong dong
Công nghệ in ống đồng

Ưu điểm của công nghệ in ống đồng

  • In ống đồng là vô cùng phù hợp và có thể cung cấp màu sắc và bản sao thống nhất trong suốt quá trình chạy báo chí, ngay cả khi lần chạy này bao gồm vài triệu bản.
  • Kỹ thuật in ống đồng không có nhiều biến để kiểm soát. Như vậy, một quy trình đơn giản hơn đảm bảo chất lượng in ổn định trong suốt quá trình chạy và ít xảy ra lỗi khi in.
  • In ống đồng là một quá trình in trực tiếp. Vì hình ảnh được khắc trên hình trụ được in trực tiếp vào phương tiện in, nên việc đặt mực vượt trội và hiển thị hình ảnh là một điều nhất định.
  • Không có đường may tấm được hiển thị với in ống đồng, vì dữ liệu in liên tục được bọc xung quanh xi lanh.
  • Tốc độ sản xuất in ống đồng cao: 3000-3300 feet mỗi phút.
  • Xi lanh cực kỳ bền và có thể tái sử dụng và có thể in được 2-3 triệu từ một bộ xi lanh.

Nhược điểm của công nghệ in ống đồng

  • Khi khách hàng yêu cầu in số lượng nhỏ, chi phí mua mực cao và mỗi lần mở màu là tốn nhiều nhiên liệu.
  • Kỹ thuật in ống đồng khó thực hiện trên những vật liệu có độ dày lớn, phù hợp với các loại màng hoặc bao bì đựng sản phẩm hơn.

Xem thêm: Ý Nghĩa Các Ký Hiệu Thùng Carton, Chia Sẻ Bản File Vector

Tham khảo: https://offsetprintingtechnology.com/2019/3-commonly-used-printing-technology-for-carton-packaging/

5/5 - (1 bình chọn)

4 những suy nghĩ trên “4 Công Nghệ In Thùng Carton Phổ Biến Nhất Hiện Nay

  1. Pingback: Thùng Carton In Offset là gì? Phân tích Ưu Nhược Điểm chi tiết

  2. Pingback: Thùng Carton In Flexo là gì? Phân tích Ưu Nhược Điểm chi tiết

  3. Pingback: Chi phí mở Xưởng Sản Xuất Thùng Carton bao nhiêu tiền?

  4. Pingback: Top 5 Phần Mềm Thiết Kế Thùng Carton Đẹp và Dễ Dùng Nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận báo giá: Zalo 0986.048.291
Tư vấn qua Zalo
Gọi ngay