Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều đơn vị giao hàng, gửi hàng toàn quốc cũng như gửi hàng quốc tế. Trong đó bưu điện (Việt Nam Post) là đơn vị vận chuyển, giao hàng, gửi thư từ lâu đời, có quy mô lớn với độ phủ sâu rộng nhất. Vậy bạn đã biết ship COD bưu điện là gì? Cách gửi hàng qua bưu điện VNPost thế nào chưa? Nội dung này Cadipo Packaging sẽ hướng dẫn chi tiết từ A-Z nhé.
Ship COD bưu điện là gì?
Ship COD bưu điện là hình thức giao hàng COD qua bưu điện (tên gọi đầy đủ: Việt Nam Post hay VNPost) mà khách hàng sẽ thanh toán khi nhận hàng hay giao hàng thu hộ tiền (COD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Cash On Delivery – có nghĩa là Thanh toán khi nhận hàng).
Với hình thức ship COD bưu điện thì khi nhận hàng người mua sẽ có quyền xem hàng trước khi thanh toán tiền cho người giao hàng. Nếu sản phẩm đúng như mô tả của người bán, hài lòng với chất lượng sản phẩm thì người mua sẽ thanh toán tiền cho shipper. Sau đó người bán sẽ đến bưu điện để nhận tiền hàng hoặc với những đơn vị hợp đồng gửi hàng qua bưu điện thì sẽ được chuyển tiền hàng qua tài khoản ngân hàng.
Ngược lại, nếu hàng hóa không đúng với mô tả, chất lượng sản phẩm kém thì người mua hoàn toàn có quyền không nhận hàng và người bán sẽ phải trả toàn bộ chi phí ship hàng 2 chiều (chiều đi và chiều về).
Như vậy hình thức ship COD qua bưu điện hay bất kỳ đơn vị chuyển phát nhanh gửi hàng nào cũng đều mang lại nhiều lợi ích cho người mua. Đó là lí do mặc dù thương mại điện tử ở Việt Nam đã phát triển nhiều năm, có nhiều hình thức thanh toán online không dùng tiền mặt nhưng nhiều khách hàng vẫn thích đặt hàng theo hình thức ship COD.
Cách ship COD bưu điện
Quy trình ship COD qua bưu điện thực ra rất đơn giản đó là khi bạn mua hàng thì sẽ gửi thông tin nhận hàng (bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ nhận hàng) cho người bán. Sau đó người bán sẽ đóng gói hàng hóa và gửi hàng đến cho bạn qua bưu điện. Lúc người giao hàng mang đến thì bạn có thể yêu cầu kiểm tra hàng nếu thấy hàng hóa đúng mô tả, đúng chất lượng thì bạn sẽ nhận hàng và thanh toán tiền cho người giao hàng. Dưới đây là các bước gửi hàng ship COD bưu điện cho người bán và người mua.
Với người bán
Với người bán hàng sẽ phân thành 2 kiểu là gửi đơn lẻ và gửi đơn theo hợp đồng. Nếu bạn là shop bán hàng, cửa hàng, doanh nghiệp thì hãy liên hệ với bưu điện để hợp đồng gửi hàng theo gói thương mại điện tử với mức giá ưu đãi. Trường hợp bạn gửi đơn lẻ thì quy trình gửi hàng ship COD bưu điện sẽ theo các bước dưới đây:
Bước 1: Nhận đơn hàng
Khi bán hàng thì bạn cần nhận thông tin đặt hàng của khách hàng đầy đủ bao gồm: Tên, Số điện thoại, Địa chỉ nhận hàng (yêu cầu địa chỉ đầy đủ: Xã, huyện, tỉnh hoặc phường, thành phố, tỉnh. Việc nhận thông tin đơn hàng đầy đủ sẽ đảm bảo gói hàng được vận chuyển đến đúng địa chỉ, tránh bị nhầm lẫn.
Bước 2: Gửi hàng ship COD bưu điện
Mang gói hàng đã đóng gói bằng hộp ship COD theo đúng quy cách đến bưu điện gần nhất để tiến hành gửi hàng. Khi đến bưu điện thì họ sẽ phát phiếu gửi hàng cho bạn để bạn điền thông tin như họ tên, địa chỉ, số điện thoại của cả người nhận và người gửi. Bên cạnh đó chúng ta còn cần phải điền thêm số tiền thu hộ đối với dịch vụ ship cod bưu điện. Khi gửi hàng lẻ qua bưu điện thì bạn cần giữ lại biên lai gửi hàng để mang ra bưu điện lấy tiền COD khi đơn hàng giao thành công.
Bước 3: Giao hàng thu tiền COD
Sau khi tiếp nhận đơn hàng của bạn thì bưu điện sẽ tiến hành giao gói hàng trực tiếp đến tận tay và sau đó nhận tiền thanh toán từ người mua. Nếu khách hàng từ chối nhận hàng, bưu điện vận chuyển sẽ hoàn trả đơn hàng cho người bán.
Bước 4: Thanh toán COD người bán
Sau khi bưu điện giao hàng thành công cho người mua thì bạn có thể cầm biên lai gửi hàng ra bưu điện để nhận tiền hàng COD. Với những đơn lẻ thì bạn nên cố gắng giữ biên lai gửi hàng, tránh làm mất vì thủ tục lấy tiền COD sẽ phức tạp hơn.
Với người mua
Khi bạn đặt hàng online qua các trang web bán hàng, facebook cá nhân, facebook fanpage, zalo cá nhân,… bằng hình thức ship COD qua bưu điện thì thường sẽ trải qua các bước sau:
Bước 1: Chọn sản phẩm muốn mua.
Bước 2: Lựa chọn hình thức ship hàng COD qua bưu điện.
Bước 3: Đặt hàng.
Bước 4: Chờ người mua xác nhận đơn hàng và gửi hàng.
Bước 5: Kiểm tra hàng, nhận hàng, thanh toán tiền đơn hàng cho bưu điện.
Bước 6: Xác nhận đã nhận hàng.
Kiểm tra đơn hàng gửi qua bưu điện
Khi gửi hàng ship COD qua bưu điện thì bạn hoàn toàn có thể theo dõi được quá trình giao hàng thông qua mã vận đơn của đơn hàng (mã vận đơn sẽ có trên bưu gửi hàng khi bạn gửi hàng). Để kiểm tra hàng gửi bưu điện đang ở đâu thì bạn chỉ cần nhập mã vận đơn vào khung tìm kiếm có trong link này sau đó ấn vào nút tìm kiếm (biểu tượng kính lúp) hoặc ấn enter khi truy cập bằng máy tính để định vị đơn hàng.
Ngoài ra bạn cũng có thể cài đặt app của Vnpost có tên gọi là My Vietnam Post Plus để kiểm tra, định vị đơn hàng. Để sử dụng app này bạn cần truy cập App Store hoặc Google Play Store sau đó gõ tên úng dụng để tìm kiếm và cài đặt.
Cách lấy tiền COD qua bưu điện
Khi đơn hàng đã giao thành công thì bạn có thể cầm tờ biên lai gửi hàng ra bưu điện để lấy tiền COD (bạn có thể kiểm tra xem đơn hàng đã giao thành công trước để đỡ mất công đi lại). Có nghĩa là thời gian để bạn có thể nhận được tiền COD bưu điện chính là thời gian giao đơn hàng đó (từ khi gửi hàng đến khi khách xác nhận đã nhận hàng).
Các bạn cần lưu ý là để nhận tiền người gửi cần mang theo biên lai đóng dấu của bưu điện (biên lai này bạn sẽ có khi gửi hàng) và khi nhận hàng thì bạn cần ký để xác nhận đã nhận tiền.
Việc gửi hàng và lấy tiền COD tại bưu cục của bưu điện sẽ mất thời gian đi lại và chờ đợi. Chính vì vậy nếu bạn đang kinh doanh dưới hình thức shop, công ty, cửa hàng với lượng đơn đều đặn thì nên liên hệ bưu điện để ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Khi bạn gửi hàng qua bưu điện theo hợp đồng thì sẽ có mức giá rẻ hơn cũng như bưu điện sẽ tiến hành thành toán chuyển khoản tiền COD cho bạn chứ không cần qua tận nơi nữa.
Hình thức ship COD bưu điện phổ biến
Bưu điện VNPost có rất nhiều gói vận chuyển khác nhau để phục vụ nhu cầu gửi hàng hóa, thư từ toàn quốc cũng như quốc tế. Tuy nhiên để gửi hàng ship COD thì sẽ có 3 gói vận chuyển phù hợp nhất dưới đây:
- Chuyển phát nhanh EMS: Dịch vụ chuyển phát nhanh giao hàng tận nhà được sử dụng phổ biến nhất của VNPost với các đơn hàng gửi lẻ là gói chuyển phát nhanh EMS. Để sử dụng gói chuyển phát nhanh EMS thì bạn cần mang hàng hóa ra bưu cục của Việt Nam Post để gửi hàng.
- EMS Thương mại điện tử: Đây là gói dịch vụ vận chuyển mới nhất của VNPost được ra mắt để phục vụ các shop bán hàng Online, doanh nghiệp bán lẻ Online. Với gói EMS thương mại điện tử thì bảng giá của VNPost sẽ rất ưu đãi so với gói chuyển phát nhanh thông thường. Đặc biệt là nếu shop hay doanh nghiệp có sản lượng đơn đều đặn thì có thể sử dụng gói EMS thương mại điện tử đồng giá với phí ship rất rẻ.
- Bưu kiện: Áp dụng cho việc gửi hàng hóa thông thường. Hình thức này phí vận chuyển sẽ rẻ hơn chuyển phát nhanh nhưng thời gian giao hàng sẽ lâu hơn. Mã bưu phẩm của bưu kiện sẽ bắt đầu bằng chữ C (Ví dụ: CN1234567VN).
Bảng giá ship ship COD bưu điện VNPost
VNPost (Việt Nam Post) có rất nhiều gói dịch vụ vận chuyển khác nhau. Tùy vào nhu cầu gửi hàng của bạn và yêu cầu của Việt Nam Post để lựa chọn gói dịch vụ vận chuyển phù hợp nhất với bạn. Dưới đây là một số gói dịch vụ vận chuyển phổ biến nhất của bưu điện VNPost cũng như bảng giá chi tiết.
Bảng giá ship COD dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS)
Dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hóa/bưu gửi trên phạm vi cả trong và ngoài nước của Việt Nam Post có tên gọi là EMS (các chữ cái viết tắt của cụm từ “Express Mail Service”). Dịch vụ chuyển phát nhanh EMS cho phép vận chuyển tất cả các loại hàng hóa trong thời gian nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp. Thời điểm hiện tại, dịch vụ chuyển phát nhanh EMS ở Việt Nam đang được 100% các bưu điện và bưu cục cung cấp trên 63 tỉnh thành. Dưới đây là bảng giá dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS) cho đơn gửi lẻ của Việt Nam Post (VNpost).
Nấc khối lượng | Mức cước (VNĐ) | ||||
Nội tỉnh | Liên tỉnh | ||||
Nội vùng | Đà Nẵng đi Hà Nội, TP.HCM và ngược lại | Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại | Liên vùng | ||
Đến 50g | 8.000 | 9.500 | 10.500 | 10.500 | 11.000 |
Trên 50g – 100g | 8.000 | 13.500 | 14.500 | 14.500 | 15.000 |
Trên 100g – 250g | 10.000 | 17.500 | 23.000 | 23.500 | 24.500 |
Trên 250g – 500g | 12.500 | 25.000 | 29.500 | 30.500 | 31.500 |
Trên 500g – 1000g | 15.000 | 35.000 | 43.000 | 44.000 | 46.000 |
Trên 1000g – 1500g | 18.000 | 42.000 | 55.500 | 57.000 | 59.500 |
Trên 1500g – 2000g | 21.000 | 51.000 | 62.500 | 67.000 | 71.000 |
Mỗi 500g tiếp theo | 1.600 | 4.000 | 9.500 | 10.500 | 12.000 |
Bảng giá ship COD thương mại điện tử VNPost
Nếu bạn đang là shop bán hàng, doanh nghiệp bán lẻ và có sản lượng đơn hàng đều đặn thì có thể liên hệ VNPost để đăng ký gói ship COD thương mại điện tử VNPost. Với gói thương mại điện tử thì VNPost sẽ cung cấp cho bạn 2 bảng giá tùy theo sản lượng đơn hàng hàng tháng của bạn.
Nếu như sản lượng đơn hàng không nhiều thì bạn có thể sử dụng gói vận chuyển thương mại điện tử của VNPost với bảng giá dưới đây:
Nếu như sản lượng đơn hàng đều đặn và số lượng đơn đạt yêu cầu thì bạn có thể sử dụng gói vận chuyển thương mại điện tử đồng giá của VNPost với bảng giá dưới đây. Sử dụng gói thương mại điện tử đồng giá của VNPost có nghĩa là tất cả các đơn hàng sẽ được gửi với cùng một mức giá như nhau. Mức giá trong bảng giá dưới đây là mức giá đầy đủ (không tính thêm phí ship COD như những gói vận chuyển khác).
Bảng giá ship COD dịch vụ bưu kiện
Bưu kiện là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát vật phẩm, hàng hóa đến địa chỉ nhận trong nước và quốc tế. Bưu gửi được gắn số hiệu để theo dõi, định vị trong quá trình chuyển phát. Dịch vụ bưu kiện của Việt Nam Post chuyên dùng cho những đơn hàng, bưu phẩm có trọng lượng lớn hoặc có kích thước lớn, cồng kềnh với phí gửi hàng rất rẻ. Dưới đây là bảng giá ship COD của dịch vụ bưu kiện VNpost.
Khối lượng | Giá cước vận chuyển đến khu vực Nội tỉnh (VNĐ) | Giá cước vận chuyển đến khu vực nội vùng (VNĐ) | Giá cước vận chuyển từ Hà Nội đến Đà Nẵng (VNĐ) | Giá cước vận chuyển đến khu vực cận vùng (VNĐ) | Giá cước vận chuyển từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh (VNĐ) | Giá cước vận chuyển đến khu vực cận vùng (VNĐ) |
Dưới 100gram | 6500 | 6500 | 6000 | 7000 | 6500 | 7000 |
Trên 100gram và dưới 250gram | 8000 | 8000 | 7.000 | 8000 | 7.500 | 8.500 |
Trên 250gram vào dưới 500gram | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 11.000 | 10.500 | 11.500 |
Trên 500gram và dưới 750gram | 12.000 | 15.000 | 14.500 | 16.000 | 15.000 | 16.500 |
Trên 750gram và dưới 1kg | 13.500 | 17.000 | 16.000 | 18.000 | 16.500 | 18.500 |
Trên 1kg và dưới 1,25kg | 15.500 | 19.000 | 18.000 | 20.000 | 18.500 | 20.500 |
Trên 1,25kg và dưới 1,5kg | 16.500 | 21.000 | 20.000 | 22.000 | 20.500 | 22.500 |
Trên 1,5kg và dưới 1,75kg | 18.500 | 23.000 | 21.500 | 24.000 | 22.000 | 24.500 |
Trên 1,75 kg và dưới 2kg | 20.000 | 25.000 | 23.500 | 26.000 | 24.000 | 26.500 |
Trên 2kg | 2.800/ kg | 2.800/kg | 3.600/ kg | 4.000/ kg | 4.500/kg | 5.000/ kg |
Quy định đóng gói hàng hóa gửi bưu điện
Trước khi tiến hành gửi hàng thì chúng ta sẽ cần đóng gói hàng hóa theo quy chuẩn của bưu điện. Bởi vì có rất nhiều loại hàng hóa khác nhau nên bưu điện cũng có hướng dẫn cách đóng hàng riêng cho từng nhóm hàng khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đóng hàng theo quy chuẩn của bưu điện chi tiết nhé.
1. Các mặt hàng thông thường (quần áo, giày dép….)
– Đối với các mặt hàng thông thường: chỉ cần gói bọc để bảo quản hàng hóa, có thể sử dụng túi nilon, hộp carton tiêu chuẩn của Bưu điện Việt Nam, hoặc của khách hàng và dùng băng keo bọc kín gói hàng.
2. Hàng dễ vỡ (tivi, loa…)
- Chèn lót móp xốp xung quanh (06 mặt),cuốn bubble, dán băng keo niêm phong, bỏ vào thùng carton cứng 7 lớp.
- Riêng tivi phải đóng kiện gỗ.
3. Hàng điện thoại
– Đối với điện thoại mới có hộp
- Tắt nguồn
- Dùng tấm bọt khí/mút mềm hoặc xốp mỏng độ dày khoảng 1cm bọc sản phẩm
- Dán băng keo kín các mép
- Bỏ sản phẩm vào thùng xốp nhỏ/carton phù hợp với kích thước sản phẩm
- Niêm phong hộp
– Đối với điện thoại cũ không có hộp
- Tắt nguồn, tháo rời Pin
- Gia cố từng bộ phận, linh kiện bằng bọt khí hoặc xốp mềm
- Dùng băng keo dán kín các cạnh
- Bỏ sản phẩm đã gia cố vào hộp carton dày từ 2 đến 3 lớp
- Niêm phong hộp bằng băng keo
4. Hàng điện tử nguyên đai, nguyên kiện:
Máy tính, máy tính xách tay, điện thoại các loại, máy chụp hình, máy quay phim, màn hình LCD, Ram/chip, các thiết bị điện tử khác…
- Đặt thùng hàng nhà sản xuất ban đầu ở trên vật ̣liệu bọt mềm, ở giữa gói các mép dán, băng keo sát hộp và bọt mềm.
- Dùng miếng bọt mềm gói các phụ kiện của máy làm bằng thủy tinh, quân băng keo, đặt các vật liệu vào hộp của nhà sản xuất, đảm bảo không kênh diện tích thùng, các khoảng trống được lắp đầy.
- Quấn bên ngoài thùng hàng nhà sản xuất bằng vật liệu hạt xốp hoặc giấy gói hàng dùng để lấp đầy khoảng trống, tránh chèn chặt làm tức thùng hàng bên trong.
5. Loại hàng là bếp ga
Dùng mốp loại dầy bọc chặt bốn góc, 1 miếng lên mặt kiếng của bếp gas, không tận dụng khoảng trống phía dưới bếp để để thêm sản phẩm khuyến mãi vì sẽ làm tức bể kính bếp.
6. Hàng máy xay
Dùng Bubble/mút đệm giữa nắp máy xay, đặt máy trở vào túi của nhà sản xuất, quấn Bubble/mút mềm xung quanh máy (03 lớp), dán mép nối trước khi đặt vào hộp ( lưu ý phần dây điện để phía trên) dán nắp hộp, bọc thêm lớp nylon/ Bubble để giữ vỏ bọc của nhà sản xuất.
7. Hàng máy xay sinh tố
Dùng Bubble/mút quấn phần cối nhỏ của máy xay sinh tố rồi đặt vào lòng của máy bảo đảm đệm chặt, quấn Bubble/mút xung quanh máy kể cả đầu trên và dưới (03 lớp), dán mép nối trước khi đặt vào hộp (đặt tay cầm của máy sinh tố hơi chéo góc hộp), đặt nắp hộp bên cạnh,chính giữa nắp và máy dùng mốp xốp để đệm, bảo đảm máy được đệm chặt trong hộp , dán nắp hộp, bọc thêm lớp nilon/ Bubble để giữ vỏ bọc của nhà sản xuất.
8. Hàng nồi cơm điện:
Dùng Bubble/mút mềm quấn xung quanh nồi (03 lớp), dán mép nối , dán băng keo cố định phần mút phía trên và mút phía dưới nồi trước khi đặt nồi vào thùng, dán nắp hộp, bọc thêm lớp nilon/ Bubble để giữ vỏ bọc của nhà sản xuất.
9. Cây lay nhà:
Đặt lại thùng lau, lật đáy thùng lau có bánh xe lên phía trên, dùng 2 miếng lau của thùng che phần bánh xe, dán băng keo cố định trước khi đậy nắp thùng, dán nắp hộp, bọc thêm lớp nilon/ Bubble để giữ vỏ bọc của nhà sản xuất.
10. Hàng máy lọc nước:
Dán dây cắm điện của máy lọc nước vào phần trống của thân máy, dùng Bubble/mút quấn xung quanh (kể cả 02 đầu trên và dưới ) thân máy (03 lớp), đặt máy trở vào thùng; dùng mốp dầy (5cm) chèn chặt bốn góc thùng + miếng mốp lên trên máy và đậy nắp thùng, dán nắp hộp, bọc thêm lớp nilon/ Bubble dày để giữ vỏ bọc của nhà sản xuất.
11. Hàng thủy tinh: ly, tách, chai thủy tinh…
Dùng tấm bọt khí (Bubble 3 lớp)/ mút mềm cuộn kín sản phẩm, lấy băng keo dán các mép và dán chung quanh sản phẩm để cố định sản phẩm và đăc biệt chú ý đến việc bảo vệ các góc cạnh. Khi gói nhiều hàng hóa cần bọc riêng từng mặt hàng. Những mặt hàng dễ vỡ cần đặt cách nhau và cách các góc, các cạnh cũng như mặt trên và mặt dưới của thùng.
Dưới đáy thùng carton đóng 01 lớp giấy vụn/ giấy báo / hạt xốp khoảng 3cm, sau đó đặt từng sản phẩm đã được gói lại vào thùng hàng và chèn các giấy vụn hoặc bìa carton ngăn giữa các sản phẩm trách va chạm giữa các sản phẩm ( khi đóng gói lại hàng hóa không kênh cao hơn diện tích của thùng sẵn có). Trên thùng hàng cần ghi chú hoặc dán tem HÀNG DỄ VỠ.
12. Hàng chất đặc (kem, sữa đặc, dầu gội đầu, dầu xả..), bột (sữa bột):
Hàng đặc: Quấn nắp và đầu cổ chai/lọ bằng băng keo trong để nắp chai/lọ đảm bảo nắp chai/lọ không bật ra. Sau đó quấn giấy vệ sinh cuộn kín xung quanh sản phẩm (5 lớp), không để hở sản phẩm), sau đó quấn bubble (02 lớp) từng chai/gói (kể cả hai đầu trên và dưới của sản phẩm), lấy băng keo dán kín các mép chung quanh, tất cả bỏ vào 1 túi nilon không hở, bỏ sản phẩm vào thùng carton chèn xốp 06 mặt (mút xốp dày 5cm)
Hàng bột: Quấn nắp bằng băng keo trong, sau đó cuộn bubble (2 lớp) từng hộp kể cả hai đầu trên và dưới của sản phẩm, dán băng keo kín các mép chung quanh, bỏ sản phẩm vào thùng carton chèn xốp 06 mặt (mút xốp dày 5cm) Lưu ý: Nắp thùng carton phải được đóng sát với lớp mút xốp chèn lót không để hở tránh bị lắc/kêu lọc xọc.
13. Hàng nước (nước tương, nước mắm, nước ngọt, dầu ăn….):
– Khi đóng chai lọ vào trong túi nhựa không hở, khách hàng cần đóng gói cùng các vật liệu có khả năng thấm hút tốt như mùn cưa, vật liệu polyme hút nước.
– Khi đóng gói các túi nhựa vào hộp chứa (bằng nhựa có nắp kín), cần sử dụng các vật liệu chèn có tính đàn hồi để ngăn cách giữa các túi với nhau. Lấp đầy các khoảng trống bằng bọt xốp hoặc giấy xốp hơi để cố định các chai lọ trong suốt quá trình vận chuyển.
– Đóng hàng hóa (hộp nhựa) vào các thùng gỗ hoặc thùng xốp (dày 5cm) chịu lực để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển ( Đối với hàng nước đóng thùng mút xốp chỉ chứa tối đa 10 – 15kg/bưu gửi) – Lưu ý: các hộp nhựa chứa hàng chất lỏng phải được giữ cố định trong thùng xốp/gỗ. Cần thiết dán ít nhất 1 nhãn ghi chú cảnh báo hàng chai lọ chứa chất lỏng dễ vỡ và hướng đặt hàng hóa.
14. Hàng thông dụng: quần áo (trừ quần áo có đính đá, hột cườm… dễ vỡ dập nát khi có hàng nặng đè lên), tấm trải giường, mùng, mền, gối…
Sản phẩm được bỏ trong bao nilon dầy, dai (tránh màu đen mất thẩm mỹ), đục, dai (không thấy nội dung bên trong), niêm phong bằng dụng cụ ép nhựa (không mở được và gắn lại được).
15. Tranh vẽ, bản đồ:
Cuộn tròn sản phẩm lại rồi cho vào ống nước (chất liệu nhựa) hoặc cuộng tranh, bản đồ… với các ống tròn bằng bìa cartoon cứng). Sau đó bịt kín 2 đầu bằng băng dính
16. đóng gói hàng hóa là sách, báo, tạp chí, catalogue
– Bọc nylon chống nước: dùng các túi nylon đóng gói từng quyển sách hoặc tạp chí và dán kín miệng lại hoặc có thể dùng các loại nylon chuyên dụng quấn kín từng tập một.
– Dùng dây hoặc băng keo buộc cố định xung quang các tập hoặc kiện để đảm bảo không bị xê dịch, nhàu nát hoặc bẩn trong quá trình vận chuyển.
– Sử dụng các loại vật liệu bao bì như carton, bao tải hoặc các loại vật liệu nylon khác để bao bọc bên ngoài và dùng băng keo dán kín lại.
17. Đóng gói hàng mau hỏng: vắc xin
– Dùng túi nilong bọc kín hộp đựng vắc xin.
– Đặt vắc xin vào giữa thùng xốp đựng đá khô/ ướt để bảo quản, cuấn băng dính trong xung quanh mép hộp 02 – 03 vòng, cuấn băng dính theo chữ thập quanh thùng (vuông góc với vòng cuấn trước) để giữ cho nắm và thân hộp xốp không bị tuột.
– Bảo quản bằng đá khô: thùng xốp phải có lỗ để khí CO2 thoát ra ngoài tỏng quá trình vận chuyển.
– Bảo quản bằng đá ướt: đá ướt phải đựng trong túi nilong, cuấn kín trước khi đặt vào trong thùng xốp
– Dán nhãn hàng ướt, ghi chú thời gian bảo quản tối đa của vắc xin đặt trong thùng để khâu sau kiểm tra và bổ sung thêm đá khô/ ướt bảo quản
18. Các loại hàng hóa kích thước nhỏ như các loại Mĩ phẩm (thỏi son, hộp phấn, chì kẻ mắt…), hàng phụ kiện thời trang (dây đeo cổ, vòng, lắc…), hàng linh kiện điện tử (USB, chuột, thẻ nhớ,…):
Bỏ hàng vào túi Bubble, dùng băng keo quấn chặt mép túi, sau đó bỏ vào túi nilon loại dầy/ phong bì có tráng nilon chống nước hoặc hộp carton vừa kích thước hàng hóa
Niêm phong túi, phong bì, hộp bằng băng keo niêm phong
19. Các loại hàng khác
Lưu ý: Nắp thùng carton phải được đóng sát với lớp mút xốp chèn lót không để hở tránh bị lắc/kêu lọc xọc.
Lời kết: Bài viết trên đây Cadipo Packaging đã hướng dẫn chi tiết cách gửi hàng ship COD qua bưu điện Việt Nam Post (VNPost). Ngoài ra chúng tôi cũng cung cấp bảng giá một số gói vận chuyển phù hợp nhất để ship COD hàng hóa. Hướng dẫn cách thức đóng gói hàng bưu điện phù hợp với các nhóm hàng hóa khác nhau. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào khác hãy để lại bình luận ngay bên dưới chúng tôi sẽ giải đáp nhé.
Xem thêm: Ship COD là gì? Ship COD như thế nào? Giá bao nhiêu?