Ưu nhược điểm, Ứng dụng của Máy Đóng Đai Bán Tự Động

Máy đóng đai bán tự động là loại máy đóng đai thùng giá rẻ được các doanh nghiệp ứng dụng rất phổ biến trong sản xuất kinh doanh. Vậy máy đóng đai bán tự động là gì? Có những loại nào? Cấu tạo như thế nào? Có những ưu nhược điểm gì? Được ứng dụng như thế nào? Cùng CADIPO tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Máy đóng đai tự động là gì?

Máy đóng đai bán tự động là dòng máy đóng đai giá rẻ hoạt động cần tới sự tham gia của con người để quấn dây đai xung quanh gói hàng sau đó máy sẽ siết chặt dây đai. Loại máy đóng đai này thường có kích thước bằng một chiếc bàn nhỏ dạng thùng (nên cũng thường được gọi là máy đóng đai thùng) và thường được sử dụng với các kiện hàng nhẹ, không quá cồng kềnh.

may dong dai thung ban tu dong
Máy đóng đai bán tự động dạng thùng

Với máy đóng đai bán tự động thì công nhân sẽ cần thực hiện các thao tác: Đặt thùng carton lên mặt bàn, vòng buộc dây đai quanh thùng, tiến hành đóng đai và hạ hàng hóa sau khi đóng đai xong. Bởi vì vẫn cần con người tham gia vào bước vòng dây đai qua thùng carton cần đóng đai cho nên được gọi là bán tự động hay tự động một phần.

loi-ich-khi-sung-dung-may-dong-dai-nhua-5
Đóng đai bằng máy đóng đai thùng bán tự động

Máy đóng đai bán tự động có mức giá rẻ hơn so với bản tự động khá nhiều và tốc độ đóng đai thường không cao (phụ thuộc vào thao tác của người vận hành). Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đóng đai không cao, muốn tiết kiệm chi phí, các sản phẩm cần đóng đai không quá nặng, cồng kềnh thì có thể tham khảo sử dụng máy đóng đai bán tự động.

Cấu tạo của máy đóng đai tự động

Máy siết đai bán tự động có một số phiên bản và kích thước khác nhau tuy nhiên về cơ bản thì cấu tạo sẽ bao gồm các bộ phận giống nhau. Ngoài ra cấu tạo của máy đóng đai bán tự động cũng có các bộ phận cơ bản khá giống với máy đóng đai tự động. Các bộ phận cơ bản của máy đai thùng bán tự động gồm có: Bàn đóng đai, vỏ máy, thân máy, bộ phận điều khiển, cuộn dây đai, bánh xe,…

cau tao may dong dai ban tu dong
Cấu tạo máy đóng đai bán tự động

1. Bàn đóng đai: Là bộ phận có chức nặng chịu tải trọng của hàng hóa (thường đạt mức tối đa khoảng 80kg). Mặt bàn đóng đai thường làm bằng vật liệu tốt để chống bị gỉ sét, chất ăn mòn (đặc biệt là khi đóng gói hàng hải sản).

2. Vỏ máy: Là bộ phận được làm từ chất liệu tốt để bảo vệ cho linh kiện máy móc bên trong. Phần vỏ máy giúp máy được bảo vệ, tránh các tác động bên ngoài, chống va đập cũng như chống gỉ sét, chất ăn mòn.

3. Thân máy: là nơi được gắn các linh kiện, động cơ để máy hoạt động. Mỗi một loại máy sẽ có thiết kế bao gồm các động cơ riêng biệt để thực hiện công việc đóng và siết dây đai. Các linh kiện được lắp đặt bên trong thân máy rất đa dạng và từng bộ phận sẽ đảm nhận nhiệm vụ riêng biệt nên chúng tôi không thể liệt kê hết được.

4. Bộ phận điều khiển: Là bộ phận bao gồm các nút chứng năng như: Nút nguồn, nút dừng khẩn cấp, nút điều khiển tốc độ,… Bộ phận điều khiển của các loại máy đóng đai tự động thường có thiết kế rất đơn giản để thuận tiện hơn khi sử dụng máy.

5. Cuộn dây đai: Là bộ phận cung cấp dây đai cho máy để đóng đai thùng hàng. Cuộn dây đai được sử dụng thường là loại dây đai nhựa có chất liệu PP hoặc PET.

6. Bánh xe: Là bộ phận giúp di chuyển máy từ vị trí này qua vị trí khác trong nhà xưởng. Vì máy đóng đai tự động thường có trọng lượng khá nặng nên bộ phận bánh xe có vai trò rất quan trọng trong để hỗ trợ di chuyển máy.

Ưu nhược điểm của máy siết đai tự động

Máy đóng đai thùng bán tự tự động có rất nhiều ưu điểm nổi trội nên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Bên cạnh những ưu điểm đó loại máy chít đai bán tự động cũng có những nhược điểm của riêng nó. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ về ưu nhược điểm của máy đóng đai bán tự động nhé.

Ưu điểm:

  • Giá bán máy siết đai thùng bán tự động trên thị trường rất rẻ (dao động xung quanh 10-15 triệu đồng). Rất phù hợp với mức đầu từ của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhu cầu đóng đai không cao.
  • Máy sử dụng đóng siết và hàn nhiệt cho dây đai nhựa PP với nhiều kích thước, màu sắc tùy chỉnh khác nhau.
  • Máy rất phù hợp để đóng siết đai nhựa cho thùng carton với kích thước vừa và nhỏ, trọng lượng không quá nặng.
  • Thao tác vận hành máy rất đơn giản, chỉ cần 1 người đứng để vận hành.
  • Tốc độ đóng đai phụ thuộc vào người vận hành.
  • Thiết kế đơn giản, ít chi tiết nên độ bền cao.
uu nhuoc diem cua may dong dai ban tu dong
Ưu nhược điểm của máy đóng đai nhựa bán tự động

Nhược điểm:

  • Chỉ phù hợp với các nhà máy, xưởng sản xuất có nhu cầu đóng gói không cao.
  • Không thể lắp ghép với hệ thống đóng gói của nhà máy.
  • Chỉ phù hợp đóng gói hàng hóa có kích thước nhỏ, khối lượng thường không quá 50Kg.
  • Tính cơ động, linh hoạt và lực siết nhỏ hơn so với máy siết đai cầm tay khá nhiều (nên thường chỉ được sử dụng để siết đai nhựa cho thùng carton).

Lời kết: Trên đây CADIPO đã giới thiệu chi tiết về cấu tạo, ưu nhược điểm, lợi ích khi sử dụng máy đóng đai nhựa bán tự động. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin bạn đang tìm kiếm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ hoặc để lại bình luận ngay bên dưới chúng tôi sẽ giải đáp nhé.

Xem thêm: So Sánh Máy Đóng Đai Tự Động và Bán Tự Động

5/5 - (2 bình chọn)
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận báo giá: Zalo 0986.048.291
Tư vấn qua Zalo
Gọi ngay