Cấu Tạo và Nguyên Lý hoạt động của các loại Máy Đóng Đai

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sử dụng rất nhiều loại máy đóng đai khác nhau để đóng gói các loại sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Vậy có những loại máy đóng đai nào phổ biến nhất? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Cùng CADIPO tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

1. Máy đóng đai thùng

Máy đóng dây đai là loại máy sử dụng các dải đai để siết chặt các kiện hàng, thùng hàng carton. Bởi vì loại máy đóng đai này thường có thiết kế dạng thùng và được sử dụng phổ biến để đóng đai thùng carton nên cũng được gọi là máy đóng đai thùng. Máy đóng đai thùng thường sử dụng các dải đai phẳng làm bằng nhựa (PP, PET) hoặc đai thép để siết, đóng đai hàng hóa.

cau tao va nguyen ly hoat dong cua may dong dai
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đóng đai thùng

Máy đóng đai thùng được sử dụng rất đa dạng trong các ngành sản xuất ở Việt Nam (đặc biệt là các công ty xuất khẩu hàng hóa). Sử dụng máy đóng đai thùng giúp đóng gói các thùng hàng carton bằng dây đai một cách chắc chắn, giúp bảo vệ hàng hóa tốc hơn trong quá trình vận chuyển đi xa.

Cấu tạo của máy đóng đai thùng

Dựa theo cách vận hành thì có thể chia máy đóng đai thùng thành 2 loại là Tự độngBán tự động. Mặc dù thiết kế và cấu tạo của 2 loại máy đóng đai thùng này có sự khác biệt nhưng về nguyên lý hoạt động và cấu tạo vẫn khá giống nhau.

Cấu tạo của máy đóng đai thùng bao gồm các bộ phận cơ bản như: Bàn đóng đai, vỏ máy, thân máy, bộ phận điều khiển, cuộn dây đai, bánh xe… Cả phiên bản máy đóng đai thùng tự động và bán tự động đều có cấu tạo gồm các bộ phận cơ bản như trên.

cau tao may dong dai thung
Cấu tạo của máy đóng đai thùng

Phần vỏ ngoài: Là một bộ phận quan trọng, được làm từ chất liệu tốt để bảo vệ cho linh kiện máy móc bên trong. Phần vỏ máy thường được làm bằng chất liệu inox cao cấp giúp máy được bảo vệ tốt nhất, tránh các tác động bên ngoài, chống va đập cũng như chống gỉ sét, chất ăn mòn.

Thân máy: Là nơi chứa các linh kiện, động cơ để máy hoạt động. Mỗi một loại máy sẽ có các động cơ riêng biệt để thực hiện công việc đóng và siết dây đai. Các linh kiện được lắp đặt bên trong thân máy vô cùng đa dạng và mỗi bộ phận đều đảm nhận các nhiệm vụ riêng biệt.

Bàn đóng đai: Là bộ phận nổi bật nhất của máy, nằm ngay trung tâm. Với phiên bản tự động thì khi cần đóng đai cho thùng hàng, chúng ta chỉ cần đưa thùng hàng vào bàn đóng đai và máy sẽ thực hiện công việc đóng và siết dây đai lên thùng hàng nhanh chóng. Còn với phiên bản bán tự động thì chúng ta sẽ cần thực hiện thao tác vòng dây đai qua thùng và đút vào máy để máy siết dây đai.

Bộ điều khiển PLC: Là một thành phần không thể thiếu để giúp vận hành thiết bị này. Mỗi dòng máy đóng đai thùng carton sẽ được thiết kế bộ điều khiển khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì bộ phận điều khiển này sẽ bao gồm các nút chức năng như: Nút nguồn, nút dừng khẩn cấp, nút điều khiển tốc độ…

Cuộn dây đai: Là một bộ phận quan trọng của thiết bị đóng đai này. Đây là bộ phận cung cấp dây đai nhựa cho máy để đóng đai thùng hàng một cách chắc chắn. Cuộn dây đai được sử dụng thường là loại dây đai nhựa có chất liệu PP hoặc PET.

Nguyen ly hoat dong may dong dai thung
Cách sử dụng máy đóng đai thùng

Nguyên lý hoạt động máy siết đai thùng

Để có thể sử dụng máy siết đai thùng hiệu quả, đúng cách, chính xác thì việc nắm rõ nguyên lý hoạt động của máy là rất cần thiết. Thiết bị máy công nghiệp này có nguyên lý hoạt động riêng mà không phải ai cũng nắm được.

Về phần nguyên lý hoạt động thì máy đóng đai thùng tự động và bán tự động sẽ có sự khác biệt. Đối với máy đóng đai thùng tự động thì nguyên lý hoạt động sẽ rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần để thùng hàng cần đóng đai và khung đóng đai của máy. Sau đó máy sẽ bắt đầu tự động siết đai thùng hàng lại, dùng nhiệt để ghép mối đai và tự động cắt.

Với máy đai thùng bán tự động thì chúng ta cũng thực hiện để thùng hàng cần đóng đai lên bàn đóng đai. Sau đó kéo dây đai vòng qua thùng hàng và đút vào vị trí rút đai ở khe bàn đóng đai. Sau đó ấn nút để máy tiến hành siết dây đai, tự động ghép mối đai bằng cách hàng nhiệt và cắt đai.

2. Máy đóng đai cầm tay

Máy siết đai cầm tay là một thiết bị được sử dụng để buộc các loại dây đai vào các sản phẩm có kích thước lớn như thùng carton, pallet, hàng hóa kích thước lớn. Loại máy này có lợi thế là rất nhỏ gọn, sử dụng pin hoặc khí nén để siết đai, trọng lượng nhẹ có thể cầm thao tác bằng 1 tay nhưng lại có lực siết vô cùng lớn.

may dong dai cam tay (1)
Máy đóng đai cầm tay bằng pin

Máy niềng đai cầm tay sẽ hỗ trợ đóng đai, cố định các sản phẩm, thùng carton, pallet hàng hóa có kích thước lớn một cách dễ dàng. Nếu như nhu cầu đóng đai của bạn là không nhiều thì có thể tham khảo sử dụng máy siết đai cầm tay sẽ thuận tiện và tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.

Cấu tạo của máy đóng đai cầm tay

Tùy thuộc vào từng loại máy mà máy đóng đai cầm tay sẽ có kích thước, thiết kế kiểu dáng hoặc cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên về bản chất thì loại máy đóng đai này sẽ bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Vỏ máy: Được làm từ chất liệu nhựa, thép hoặc inox (phổ biến nhất là nhựa). Tác dụng bảo vệ động cơ và các linh kiện bên trong của máy.
  • Động cơ: Gồm các linh kiện và mô tơ, giúp thực hiện quá trình siết đai, hàn đai và cắt dây đai.
  • Nguồn cấp năng lượng: Máy đóng đai cầm tay sử dụng pin hoặc khí nén để cung cấp năng lượng.
  • Bộ phận siết dây: Giúp cuộn và làm căng dây đai, giúp siết dây đai chắc chắn.
  • Bộ phận hàn dây: Giúp sinh nhiệt thông qua quá trình ma sát để hàn 2 đầu dây đai với nhau.
  • Bộ phận khóa và cắt dây: Giúp cố định vị trí sợi dây đai trước và sau khi thực hiện hành động hàn dây. Bộ phận cắt dây được thực hiện ngay lập tức sau khi quá trình hàn dây kết thúc.
may dong dai cam tay khi nen
Máy đóng đai cầm tay khí nén

Nguyên lý hoạt động của máy đóng đai cầm tay

Nguyên lý hoạt động của máy đóng đai cầm tay khá đơn giản, chúng bao gồm 2 quá trình chính là: Siết căng dây đai và hàn cắt dây đai.

1. Quá trình siết dây đai

Thông qua nguồn cấp năng lượng là Pin hoặc khí nén thì phần động cơ máy sẽ hoạt động. Bộ phần siết dây rulo sẽ vận hành để làm siết căng dây đai với một lực đã được cài đặt sẵn (với một số loại máy thì lực siết sẽ phụ thuộc vào mong muốn của người thực hiện).

2. Quá trình hàn và cắt dây đai

Khi dây đai đã được siết căng đủ lực siết đã được cài đặt ban đầu, máy sẽ cố định dây đai, tạo ma sát tốc độ cao, sinh ra nhiệt để làm cho dây nóng chảy nhựa và kết dính, giúp cố định hai sợi dây đai nhựa lại với nhau. Sau đó máy sẽ tiến hành cắt đi đoạn dây đai thừa và hoàn thành công đoạn đóng đai.

Lời kết: Trên đây CADIPO đã giới thiệu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số loại máy đóng đai phổ biến. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào về máy đóng đai, cần hướng dẫn sử dụng máy đóng đai thì hãy đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận ngay bên dưới nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi của bạn ngay khi nhìn thấy.

Xem thêm: So Sánh Máy Đóng Đai Tự Động và Bán Tự Động

5/5 - (2 bình chọn)

1 những suy nghĩ trên “Cấu Tạo và Nguyên Lý hoạt động của các loại Máy Đóng Đai

  1. Pingback: Máy Đóng Đai là gì? Vai trò, lợi ích khi sử dụng loại máy này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận báo giá: Zalo 0986.048.291
Tư vấn qua Zalo
Gọi ngay