Máy đóng đai nhựa cầm tay được sử dụng rất phổ biến để đóng gói các hàng hóa có kích thước lớn, cồng kềnh. Mặc dù có rất nhiều mẫu mã, chúng loại, thương hiệu máy sản xuất máy đóng đai nhựa cầm tay khác nhau tuy nhiên sẽ được chia làm 2 loại đó là loại sử dụng khí nén và loại sử dụng pin. Vậy máy siết đai nhựa cầm tay dùng khí nén và dùng pin có gì khác nhau? Nên chọn mua loại nào? Cùng CADIPO tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
1. Máy đóng đai nhựa cầm tay dùng pin
Máy đóng đai nhựa cầm tay dùng pin là loại máy đóng đai sử dụng nguồn điện năng từ pin để thực hiện các chức năng siết căng đai, hàn nhiệt ma sát và cắt dây đai. Đây là một dụng cụ đóng đai được sử dụng rất phổ biến nhờ thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, có thể thao tác dễ dàng bằng một tay nên có tính linh động cực cao. Ngoài ra các loại máy siết đai cầm tay dùng pin thường có lực siết đai rất lớn nên rất phù hợp để đóng đai những sản phẩm có kích thước lớn, trọng lượng lớn.
Cấu tạo của máy đóng đai nhựa dùng pin
Máy đóng đai nhựa cầm tay dùng pin được cấu tạo từ các bộ phận chính dưới đây:
- Vỏ máy: Được làm từ chất liệu chính bằng nhựa ABS, có một số bộ phận bằng thép.
- Động cơ: Được lắp ráp bởi các linh kiện và motor, sẽ cung cấp năng lượng để thực hiện các quá trình siết, hàn, cắt dây đai.
- Pin: Là nguồn cấp năng lượng để vận hành máy. Pin của máy đóng đai cầm tay có thể tháo rời và thay bằng viên pin dự phòng để kéo dài thời gian sử dụng.
- Bộ phân siết dây: Được làm từ kim loại sắt thường bao gồm 1 cục rulo hình tròn có gai tạo ma sát và 1 tấm đệm phía dưới cũng có bề mặt gai. Những linh kiện này có thể bị hao mòn trong quá trình sử dụng nên cần theo dõi thường xuyên để thay thế khi cần thiết.
- Hệ thống hàn dây: Bộ phận này sẽ sử dụng lực ma sát tốc độ cao để sinh ra nhiệt, làm nóng chảy và kết dính 2 đầu dây đai nhựa với nhau.
- Bộ phận khóa và cắt dây: Bao gồm 1 trục rung ép hàn có mặt răng cưa và 1 tấm ép phía dưới cũng có răng cưa kèm dao cắt làm bằng thép. Có nhiệm vụ ép rung hàn ma sát và cắt đi đoạn dây đai bị thừa sau khi hoàn thành đóng đai sản phẩm.
Ưu điểm:
- Dễ dàng điều chỉnh, sử dụng.
- Có thể đóng đai cho hầu hết các loại sản phẩm (trừ các loại quá mềm, không chịu được lực siết mạnh).
- Thao tác thuận tiện dễ dàng thay đổi thông số lúc đóng đai.
- Có thể sử dụng được với nhiều loại dây đai PP, PET với kích thước khác nhau.
- Nhỏ gọn thuận tiện dễ dàng di chuyển và làm việc trong không gian hẹp.
- Có viên pin dự phòng để sơ cua, giúp quá trình vận hành máy không bị gián đoạn.
Nhược điểm
- Thời gian hoạt động sẽ hoạt động phụ thuộc nhiều vào hiệu suất của Pin.
- Không phù hợp nếu có nhu cầu đóng đai lớn (do tốc độ đóng đai không cao).
- Năng suất hoạt động của máy sẽ không được ổn định bằng các dòng máy đóng đai dùng khí nén.
- Giá thành khá cao so với máy đóng đai cầm tay dùng khí nén.
- Sau thời gian dài sử dụng pin sẽ bị chai dần, giảm thời gian sử dụng liên tục.
2. Máy đóng đai nhựa cầm tay dùng khí nén
Máy đóng đai nhựa cầm tay dùng khí nén là loại máy đóng đai hoạt động với nguồn cấp năng lượng là khí nén. Loại máy có thể thực hiện cả 3 quá trình siết dây đai, hàn nhiệt và cắt dây. Chúng sử dụng cảm biến nhiệt để hàn 2 dây đai nhựa lại với nhau không cần dùng bọ đai để bấm. Để máy này có thể hoạt động thì bắt buộc phải kết nối với nguồn cấp khí nén. So với máy đóng đai cầm tay dùng pin thì máy đóng đai cầm tay khí nén hoạt động ổn định hơn.
Cấu tạo của máy đóng đai nhựa dùng khí nén
Cấu tạo chính của các loại máy đai nhựa cầm tay chạy bằng khí nén sẽ bao gồm các chi tiết như sau:
1. Vỏ máy: Vỏ máy được thiết kế chế tạo chủ yếu bằng nhôm đúc nguyên khối nhìn rất mạnh mẽ và chắc chắn. Hạn chế được tối đa ảnh hưởng của va đập và bụi bẩn ảnh hưởng đến năng suất của máy. Ngoài ra có một số chi tiết bằng kim loại đồng nguyên chất và inox giúp tăng độ bền.
2. Các nút bấm: Máy được trang bị 3 nút bấm là nút siết đai, nút hàn cắt đai và nút xả dây đai để thực hiện các thao tác riêng biệt khi sử dụng và có thể dễ dàng thực hiện khi cầm 1 tay.
3. Hộp số: Máy XQD-19 được trang bị 2 hộp số để thực hiện 2 nhiệm vụ khác nhau đó là:
- Hộp số siết căng đai, cho phép máy có thể tạo ra lực siết căng từ 60N đến tối đa 3500N.
- Hộp số hàn: quay trục hàn ép ma sát sinh nhiệt giữa 2 mặt dây đai để hàn nhiệt.
4. Các bộ phận khác:
- Đầu nối khí nén.
- Van điều chỉnh áp lực khí nén.
- Trục rulo ma sát để siết đai.
- Các tấm đệm ma sát để siêt và hàn đai.
Ưu điểm:
- Dễ dàng điều chỉnh, sử dụng.
- Có thể đóng đai cho hầu hết các loại sản phẩm (trừ các loại quá mềm, không chịu được lực siết mạnh).
- Máy chỉ cần cung cấp nguồn khí nén để hoạt động chứ không cần pin hay điện.
- Máy đóng đai cầm tay dùng khí nén có kích thước nhỏ gọn, bạn có thể thao tác sử dụng bằng một tay.
- Có thể sử dụng được với nhiều loại dây đai PP, PET với kích thước khác nhau.
Nhược điểm:
- Khó vận chuyển vì phải di chuyển cùng theo máy nén khí, cho nên cần không gian lớn, không thuận tiện bằng máy đóng đai dùng pin.
- Bất tiện với môi trường hoạt động có không gian hẹp vì vướng dây ống dẫn khí nén.
- Máy đóng đai cầm tay dùng khí nén luôn phụ thuộc vào bình hơi khí nén để hoạt động, không có cách khác để thay thế.
- Thao tác kết nối máy nén sẽ mất thời gian so với các dòng máy dùng pin khác.
Lời kết: Trên đây CADIPO đã giới thiệu và so sánh sự khác nhau giữa máy đóng đai cầm tay dùng pin và máy đóng đai cầm tay dùng khí nén. Mỗi loại máy đóng đai cầm tay này đều có những ưu nhược điểm nhất đinh. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn có được lựa chọn đúng đắn nhất khi mua máy đóng đai cầm tay.
Xem thêm: Cách Chọn Mua Máy Đóng Đai chất lượng, Phù hợp nhu cầu
Pingback: Máy Đóng Đai Cầm Tay có những loại nào? Chọn thế nào?