Trong ngành vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, logistics thì số khối (CBM) là một chỉ số rất quan trọng thường được sử dụng. Vậy cách tính mét khối thùng carton nói riêng và các thùng hàng hóa, thùng xe, thùng container nói chung như thế nào là chuẩn? Cùng Cadipo Packaging tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
CBM là gì? Mét khối là gì?
CBM là đơn vị đo được viết tắt từ “Cubic Meter” có nghĩa mét khối, dùng để đo khối lượng và kích thước hàng hóa và tính chi phí vận chuyển. Mét khối (m3 hoặc CBM) là một cách gọi khác của một khối không gian có kích thước 1m x 1m x 1m (dài x rộng x cao). Công thức này cung cấp cho bạn một chỉ báo chính xác hơn về khối lượng, tương đương với bao nhiêu không gian bạn sẽ cần trên một chiếc xe tải/ container.
Công thức thông thường để tính CBM = (( Dài x Rộng x Cao )/106) x Số lượng thùng carton. Trong đó đơn vị của kích thước thùng carton là “Cm”. Trường hợp đơn vị của kích thước là “m” thì CBM = Dài x Rộng x Cao x Số lượng thùng carton.
Đơn vị CBM được sử dụng phổ biến trong hầu hết các phương thức vận chuyển hàng hóa như đường hàng không, đường biển, hoặc vận tải bằng container,… Các đơn vị vận chuyển sẽ sử dụng CBM để đo không gian trong xe tải của họ, tính được lượng hàng cần vận chuyển trong 1 chuyến đi. Ngoài ra, chỉ số mét khối cũng giúp sắp xếp vị trí hàng hóa trong container sao cho ít tốn không gian nhất để chở được nhiều hàng nhất trong 1 chuyến hàng.
Các nhà vận chuyển thường sẽ có công thức để quy đổi từ CBM sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau. Sau khi quy đổi từ thế tích CBM sáng (Kg) thì nhà vận chuyển sẽ lựa chọn tính giá tiền vận chuyển theo chỉ số có số (Kg) lớn hơn.
Tại sao phải tính mét khối của thùng carton?
Để thuận tiện trong quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa thì các nhà sản xuất thương đóng gói hàng hóa trong các thùng carton với kích thước khác nhau. Dựa vào số khối của những thùng carton cần vận chuyển và sức chứa (tính theo số khối) của xe tải sẽ giúp chuyển đi được tối đa số lượng thùng carton trong 1 chuyến xe. Khi tối ưu được lượng hàng tối đa trên mỗi xe tải khi vận chuyển hàng sẽ giúp chi phí vận chuyển của doanh nghiệp giảm đi rất nhiều.
Vai trò của CBM trong xuất nhập khẩu, vận tải
Các công ty vận tải, xuất nhập khẩu rất hay sử dụng chỉ số CBM để tính khối lượng các mặt hàng cần vận chuyển. Điều này sẽ giúp người vận chuyển có thể đo lường, sắp xếp hàng hóa vào xe tải, container, khoang máy bay, khoang tàu tối ưu nhất về không gian, giúp chở được nhiều hàng hóa hơn trong một chuyến đi, tối ưu chi phí vận chuyển và rút ngắn thời gian vận chuyển. Nếu như không tính CBM và tối ưu không gian vận chuyển thì các đơn vị làm xuất nhập khẩu, vận tải sẽ không tối ưu được chi phí nên sẽ giảm doanh thu lợi nhuận.
Cách quy đổi từ CBM sang Kg và ngược lại
Trong quá trình vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa thì hàng hóa có thể được vận chuyển theo đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không. Để tính cước phí vận chuyển thì các đơn vị vận tải, xuất nhập khẩu sẽ tính chỉ số CBM sau đó quy đổi sang (Kg) rồi so sánh với số (Kg) thực tế của hàng hóa (số Kg nào lớn hơn thì tính giá theo chỉ số đấy). Để quy đổi từ CBM sang Kg thì các bạn có thể tham khảo công thức quy đổi chúng tôi chia sẻ dưới đây:
Cách tính CBM đường bộ:
- 333 Kg = 1CBM
Cách tính CBM vận tải đường biển
Đối với giá cước vận tải biển, 1 tấn hoặc 1000 kg tương đương với 1 CBM. Điều này làm cho việc tính toán CBM cho các lô hàng LCL trở nên khá đơn giản. Dưới đây là cách quy đổi từ CBM sang (Kg) khi vận tải bằng đường biển:
- 1 kg = 0,001 CBM
- 10 kg = 0,01 CBM
- 50 kg = 0,05 CBM
- 100 kg = 0,1 CBM
- 200 kg = 0,2 CBM
- 500 kg = 0,5 CBM
- 1000 kg = 1 CBM
Cách tính CBM đường hàng không
Tính CBM cho hàng hóa đường hàng không khác với đường biển và đường bộ. Công thức tiêu chuẩn được sử dụng là: Chiều dài (cm) x Chiều rộng (cm) x Chiều cao (cm) ÷ 6000 = Trọng lượng thể tích (KG). Với công thức này thì khi vận chuyển bằng đường hàng không 1 CBM ≈ 166,6666 KG.
- 167 kg = 1 CBM
Lời kết: Trên đây là nội dung Cadipo Packaging tổng hợp và giới thiệu về CBM cũng như hướng dẫn cách tính CBM, quy đổi CBM sang (Kg). Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào khác về CBM, vui lòng để lại bình luận ngay bên dưới chúng tôi sẽ giải đáp ngay nhé.
Xem thêm: Thùng Carton In Flexo là gì? Phân tích Ưu Nhược Điểm chi tiết
Pingback: Kích Thước Các Loại Thùng Carton Phổ Biến 10Kg, 20Kg,...
Pingback: Công Thức Tính Diện Tích Thùng Carton Chính Xác Nhất